Khái niệm Overlove đang khá phổ biến trên các mạng xã hội như Tiktok, Facebook, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu Overlove có nghĩa là gì và biểu hiện qua những dấu hiệu nào, là tốt hay xấu. Hãy cùng 1Love tìm hiểu nào!
Overlove là gì trong tình yêu?
Overlove, hay còn gọi là tình yêu quá mức, là trạng thái khi một người dành quá nhiều cảm xúc, sự quan tâm hoặc phụ thuộc vào đối phương trong mối quan hệ. Mặc dù tình yêu là một điều đẹp đẽ, nhưng khi tình yêu đó vượt quá giới hạn, nó có thể dẫn đến mất cân bằng, khiến cả hai bên cảm thấy ngột ngạt và làm tổn thương chính mình.
Overlove trong tiếng Anh là sự kết hợp giữa Over (quá mức) và Love (tình yêu).
Overlove đôi khi ám chỉ trạng thái yêu mù quáng – ở đây nó mang sắc thái hơi thiếu tích cực. Trong một cuộc tình, khi một người Overlove thường hay suy nghĩ vẩn vơ, ghen tuông vô cớ và dễ gây xung đột, thậm chí làm tổn thương bản thân và người yêu.
Overlove trong tình yêu là dạng cảm xúc thái quá
Overlove thường đi kèm với Overthinking – suy nghĩ quá nhiều, “tự biên tự diễn” ra các tình huống khác nhau và ghen tuông, muốn kiểm soát đối phương. Một người Overlove rất dễ lụy tình – đây cũng được xem như một chứng bệnh tâm lý không có lợi cho chuyện tình cảm.
Overlove có thể gây nguy hiểm cho cả tâm lý lẫn mối quan hệ nếu không được kiểm soát. Người mắc phải dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng cảm xúc, đánh mất bản thân, và gia tăng nguy cơ lo âu, trầm cảm. Trong mối quan hệ, Overlove khiến đối phương cảm thấy ngột ngạt, gia tăng xung đột và làm mất đi sự tôn trọng lẫn nhau. Về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xây dựng tình yêu lành mạnh và gây cô lập bản thân. Để khắc phục, cần học cách yêu bản thân, duy trì sự độc lập, và tìm kiếm hỗ trợ tâm lý khi cần. Điều này sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc và có mối quan hệ hạnh phúc hơn.
Những biểu hiện của một người Overlove
Một người Overlove thường có những biểu hiện sau:
Cho đi tất cả – cống hiến mọi thứ
Người Overlove sẵn sàng đặt người yêu, vợ/chồng của mình lên trên bản thân, hy sinh bất cứ điều gì để đối phương được hạnh phúc.
“Quan tâm” thái quá – có xu hướng thích kiểm soát
Quan tâm chăm sóc người yêu và quan tâm một cách thái quá hoàn toàn khác nhau. Người Overlove, dưới danh nghĩa quan tâm sẽ thích kiểm soát người mình yêu, chẳng hạn như liên tục nhắn tin, gọi điện kiểm tra xem người yêu ở đâu, với ai, làm gì…
Overlove trên các nền tảng mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Instagram…)
Người Overlove sẽ follow toàn bộ trang mạng xã hội của người yêu và comment, like tất cả những bình luận bất kể nội dung có quan trọng hay không. Thậm chí, thường xuyên chia sẻ ảnh và thông tin cá nhân nhằm “đánh dấu chủ quyền” hay có lời lẽ khiếm nhã nếu cảm thấy ai đó “có ý đồ” với người mình yêu.
Người Overlove cảm thấy thiếu sự an toàn, luôn muốn theo dõi và kiểm soát
Luôn khao khát được gần gũi với người yêu
Người Overlove cảm thấy không thoải mái khi không có người yêu bên cạnh. Họ luôn muốn hiện diện trong cuộc sống của đối phương, chỉ khi ở cạnh đối phương mới cảm thấy an toàn.
Overthinking và ghen tuông
Người Overlove luôn lo lắng thái quá về việc mất người yêu, vợ/chồng, lo họ sẽ ngoại tình, điều này dẫn đến kiểm soát đối phương, không cho đối phương có không gian riêng tư, có những lời lẽ, hành động tổn thương mình và đối phương trong cơn ghen.
Quá lụy – quá phụ thuộc vào người yêu, vợ/chồng
Khi quá lụy tình, một người Overlove có xu hướng coi người yêu là tất cả, họ bỏ qua cuộc sống của bản thân, thậm chí cả lòng tự trọng.
Không chấp nhận các ranh giới về không gian, thời gian
Khi đối phương yêu cầu có không gian riêng (VD: Đừng làm phiền lúc đang học, đang làm việc…) thì người Overlove sẽ thấy tủi thân và không muốn chấp nhận.
Overlove tốt hay xấu? Ưu nhược điểm là gì?
Khi yêu một người Overlove, bạn sẽ nhận thấy những ưu điểm như:
- Được đối phương chăm sóc tận tụy
- Nhận được sự hy sinh, cống hiến vô điều kiện
- Nhận được tình yêu sâu sắc và sự cam kết mạnh mẽ của đối phương
Cái gì Over cũng không tốt, kể cả tình yêu
Thế nhưng, theo thời gian, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự ngột ngạt khi ở bên cạnh người thích kiểm soát, hay ghen tuông vô cớ. Tình yêu mù quáng, mất cân bằng, một người quá lụy tình, không có cuộc sống độc lập khó có thể happy ending. Thậm chí, khi xảy ra mâu thuẫn, người Overlove có thể mất kiểm soát làm tổn thương mình và người yêu.
Không hiếm những bài báo về án mạng xảy ra khi một bên đòi chia tay hoặc một bên nghi ngờ người yêu, người vợ hoặc chồng mình ngoại tình.
Nhìn chung, trong tình yêu hoặc quan hệ vợ chồng, Overlove sẽ khiến cho mối quan hệ không lành mạnh và khó có thể đem lại hạnh phúc.
Phân Biệt Overlove và Overthinking
Mặc dù cả Overlove và Overthinking đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và tâm lý, nhưng chúng là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau với bản chất và biểu hiện riêng biệt:
Overlove (yêu quá mức) Là trạng thái một người dành quá nhiều tình cảm, sự quan tâm, hoặc phụ thuộc vào đối phương, dẫn đến mất cân bằng trong mối quan hệ.
Biểu hiện:
- Luôn nghĩ về đối phương mọi lúc, mọi nơi.
- Quá kiểm soát hoặc bám víu, sợ mất người yêu.
- Hy sinh quá mức mà quên đi nhu cầu của bản thân.
- Đòi hỏi sự chú ý, quan tâm liên tục từ đối phương.
Hậu quả:
- Gây áp lực cho đối phương, làm mối quan hệ trở nên ngột ngạt.
- Dễ dẫn đến tổn thương cảm xúc nếu tình cảm không được đáp lại tương xứng.
- Ảnh hưởng đến sự tự lập và lòng tự trọng của chính mình.
Overthinking (Suy nghĩ quá mức) Là trạng thái suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề, thường là các lo lắng hoặc tình huống không chắc chắn, dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi tâm lý.
Biểu hiện:
- Phân tích mọi việc quá kỹ lưỡng, kể cả những chi tiết nhỏ nhặt.
- Lo sợ hoặc tưởng tượng ra những kịch bản tiêu cực, ngay cả khi chúng không có căn cứ rõ ràng.
- Khó đưa ra quyết định vì suy nghĩ quá nhiều về hậu quả.
- Tự chỉ trích hoặc nghi ngờ bản thân một cách không cần thiết.
Hậu quả:
- Gây lo âu, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.
- Làm giảm sự tự tin và hiệu quả trong công việc hoặc cuộc sống.
- Làm phức tạp hóa các mối quan hệ và tình huống bình thường.
Điểm khác biệt chính giữa overthinking với overlove
Cả hai trạng thái đều cần được nhận diện sớm và giải quyết đúng cách để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống và các mối quan hệ.
Tips chữa trị Overlove hiệu quả cho bản thân
Đầu tiên, phải nhìn nhận rằng Overlove là một “bệnh” về tâm lý và nó hoàn toàn không lành mạnh. Mức độ Overlove cũng được chia từ nhẹ, trung bình đến nặng. Hãy nhìn thẳng vào thực tế, nếu thấy mình có biểu hiện thái quá cần chữa trị sớm.
Thay đổi cách suy nghĩ
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải nhận ra rằng Overlove không phải là biểu hiện của một mối quan hệ lành mạnh. Nó không chỉ gây tổn thương cho bản thân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ. Việc thừa nhận và chấp nhận điều này sẽ giúp bạn tạo ra cơ hội thay đổi suy nghĩ và hành động.
Yêu bản thân nhiều hơn
Chẳng hạn trước đây bạn mua mọi thứ tốt nhất cho người yêu nhưng không dám chi tiêu cho mình thì bây giờ hãy để số tiền đó mua sắm những thứ mình thích hoặc đi du lịch. Nuông chiều bản thân, yêu chính mình là cách để bạn tự tin hơn, không còn phải lo được lo mất khi người yêu ngoài tầm mắt nữa.
Hãy dành thời gian yêu chiều bản thân nhiều hơn
Thiết lập giới hạn và ranh giới
Hãy thiết lập ranh giới về thời gian, không gian cho bản thân và đối phương. Chẳng hạn như giờ giấc nhắn tin, videocall không được trùng vào giờ học tập, làm việc, nghỉ ngơi. Cần tôn trọng sở thích của đối phương, ngay cả khi họ cần làm việc cùng người khác giới.
Luôn biết chia sẻ và lắng nghe
Thảo luận với đối tác về cảm xúc, mong muốn và nhu cầu trong mối quan hệ là cách để hiểu và đồng cảm với nhau sâu sắc hơn.
Cách xử lý khi người yêu, vợ, chồng Overlove
Nếu nửa kia của bạn có biểu hiện Overlove, hãy áp dụng các phương pháp dưới đây để cải thiện tình hình:
Chủ động trò chuyện và nói rõ về tình cảm của mình để đối phương yên tâm
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu Overlove, hãy chủ động trò chuyện. Nói rõ cảm nhận của bạn, ví dụ: “Anh/em rất quý tình cảm của em/anh, nhưng mình cần không gian riêng để giữ mối quan hệ bền vững hơn.”
Đặt ranh giới rõ ràng
Bạn cần đặt ra những giới hạn rõ ràng trong mối quan hệ, ví dụ như: “Mỗi tuần, chúng ta sẽ dành cho nhau một ngày không có điện thoại để làm những việc riêng của mỗi người.”
Cần tôn trọng “không gian riêng” của nhau
Những hoạt động cùng nhau
Hãy cùng nhau tham gia các hoạt động ngoài trời, thể dục, hoặc những việc giúp cả hai có khoảng thời gian bên ngoài mối quan hệ. Điều này giúp họ tập trung vào những thứ khác ngoài bạn.
Tạo cơ hội giao lưu, gặp gỡ bạn bè
Khuyến khích đối phương tham gia các buổi gặp gỡ bạn bè để xây dựng mối quan hệ xã hội độc lập.
Nhờ chuyên gia giúp đỡ
Nếu tình hình không cải thiện, bạn có thể nhờ bạn bè, người thân của đối phương tác động khéo léo. Trường hợp xác định bệnh tâm lý quá nặng thì phải đến chuyên gia khám chữa.
Một số câu hỏi để tự kiểm tra mức độ Overlove của bạn và người ấy
Để xác định liệu bạn có đang Overlove trong tình yêu hay không, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:
- Bạn có thường xuyên lo lắng về ý kiến và cảm nhận của người yêu không?
- Bạn có hay cảm thấy mình cần kiểm tra mạng xã hội của người yêu liên tục không?
- Bạn có bao giờ cảm thấy lo lắng và bồn chồn khi không thể liên lạc với người yêu dù chỉ vài tiếng?
- Bạn có luôn lo sợ mất đi tình yêu của người ấy?
- Bạn có sẵn sàng từ bỏ mọi niềm vui, sự thoải mái, thói quen yêu thích của mình vì người ấy không thích?
Tự kiểm tra mức độ Overlove của bạn
- Bạn có dễ dàng chấp nhận mọi điểm xấu và tha thứ mọi lỗi lầm của người yêu?
- Bạn có nghĩ rằng mình không thể sống nếu thiếu người ấy?
- Mọi quyết định của bạn có bị chi phối bởi kỳ vọng của người yêu không?
- Khi người yêu khó khăn, bạn có sẵn lòng giúp đỡ toàn bộ những gì bạn có một cách vô điều kiện?
- Bạn có thường xuyên kiểm tra điện thoại đối phương, kiểm tra xem người ấy like, comment ai?
- Bạn có ghen khi người ấy trò chuyện với người khác giới?
Nếu câu trả lời liên tục là có thì rất có thể bạn đang Overlove. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu Overlove là gì và biết cách giúp mình và người yêu thoát khỏi trạng thái “quá mức” này.
Overlove xuất phát từ mong muốn gần gũi và sự sợ hãi mất mát trong tình yêu. Tuy nhiên, khi tình cảm vượt khỏi giới hạn lành mạnh, nó có thể làm tổn thương cả bạn và người ấy, gây ra những vấn đề không đáng có trong mối quan hệ. Để chữa lành và cân bằng cảm xúc, điều quan trọng là biết yêu bản thân, duy trì sự độc lập và học cách giao tiếp chân thành với đối phương.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm một mối quan hệ ý nghĩa hoặc muốn bắt đầu hành trình mới với tình yêu lành mạnh, hãy thử khám phá ứng dụng hẹn hò 1Love – ứng dụng kết nối giúp bạn tìm kiếm một nửa phù hợp. Tải ngay 1Love để tạo nên những kết nối chân thành và xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng và thấu hiểu!
Tác giả: Hải Đình