Transgender, hay còn gọi là người chuyển giới, là một thuật ngữ ngày càng được xã hội quan tâm và thảo luận nhiều hơn trong những năm gần đây. Đây không chỉ là một khái niệm về bản dạng giới mà còn là câu chuyện về sự tự nhận thức, sự can đảm và hành trình tìm kiếm con người thật của mỗi cá nhân.
Transgender không phải là xu hướng tình dục mà là bản dạng giới, khác biệt hoàn toàn với Gay, Lesbian hay Bisexual? Hãy cùng 1Love tìm hiểu Transgender là gì và khám phá sự khác nhau giữa chuyển giới và đồng tính, song tính nhé!
Transgender là gì? Phân loại Transgender
Transgender là từ tiếng Anh dùng để chỉ người chuyển giới hay người hoán tính – là người mà bản dạng giới thể hiện không tương ứng với chỉ định giới lúc sinh. Người chuyển giới có thể đã hoặc chưa thực hiện chuyển đổi bộ phận sinh dục.
Transgender còn được gọi là chuyển giới hoặc hoán tính
Về mặt sinh học, có thể phân Transgender thành 2 loại là:
- Trans-guy (người chuyển giới nam): Người được sinh ra với bộ phận sinh dục nữ sẽ được coi là nữ, nhưng lại tự nhận mình là nam. Một số người bắt đầu nhận thức về bản dạng giới của mình từ rất sớm và thường có suy nghĩ, sở thích, cách cư xử thường thấy của nam giới. Một số khác lại chỉ đến khi trưởng thành mới nhận ra xu hướng giới tính thực sự của mình.
- Trans-girl (người chuyển giới nữ):Người sinh ra với bộ phận sinh dục nam có thể tự nhận mình là nữ và khao khát được trở về với bản dạng giới thật của mình để sống như một người con gái thực thụ.
Về mặt xu hướng tính dục xu hướng, người chuyển giới được phân chia thành ba dạng:
- Người chuyển giới đồng tính: Đây là những người chuyển giới từ nam sang nữ (hoặc ngược lại) và họ chỉ yêu người mang giới tính nữ.
- Người chuyển giới song tính: Là người chuyển giới từ nam sang nữ (hoặc ngược lại) và yêu người ở cả hai giới tính.
- Người chuyển giới dị tính: Là người chuyển giới từ nam sang nữ (hoặc ngược lại) và chỉ yêu người mang giới tính ngược lại.
Chuyển giới không phải là bệnh lý
Bộ Y tế đã khẳng định trong Công văn 4132/BYT-PC năm 2022 rằng: Chuyển giới không phải là một bệnh lý.
Bên cạnh đó, năm 1990 và 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã loại bỏ chuyển giới khỏi mục rối loạn tâm thần và hành vi trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD).
Tuy nhiên, dù xã hội ngày càng phát triển và thông tin được lan truyền rộng rãi qua các phương tiện truyền thông, một bộ phận không nhỏ vẫn chưa hiểu đúng về người chuyển giới.
WHO và Bộ Y tế Việt Nam đều xác định chuyển giới không phải bệnh lý
Người chuyển giới là những cá nhân sinh ra với giới tính sinh học xác định (nam hoặc nữ) nhưng cảm nhận bản dạng giới của họ lại không khớp với giới tính đó. Quan trọng nhất, người chuyển giới không cần phải trải qua phẫu thuật để được công nhận. Chỉ cần họ nhận thức rõ và mong muốn được sống đúng với giới tính của mình, dù khác với giới tính sinh học, thì đã được xem là chuyển giới.
Ở một số quốc gia, chỉ cần nhận thức về bản dạng giới là đủ để thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân. Trong khi đó, nhiều nơi khác chỉ cho phép thay đổi giấy tờ nếu đã trải qua phẫu thuật chuyển giới.
Nhìn chung, “chuyển giới” là một khái niệm rộng, và cách nhìn nhận về người chuyển giới khác nhau tùy theo từng nền văn hóa, quốc gia. Ngay cả chính những người trong cộng đồng chuyển giới cũng đôi khi gặp khó khăn trong việc hiểu rõ bản dạng giới của mình. Vì thế, việc trang bị kiến thức đầy đủ và đúng đắn là điều cần thiết để mọi người, cả trong và ngoài cộng đồng, có cái nhìn bao dung và sâu sắc hơn về chuyển giới.
Định nghĩa về giới và giới tính
Giới tính là các đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ, như khả năng mang thai của phụ nữ hoặc sản xuất tinh trùng của nam giới. Những đặc điểm này ổn định và không thể thay đổi, xác định giới tính sinh học khi mỗi người được sinh ra.
Khái niệm bản dạng giới và giới tính dễ bị nhầm lẫn
Giới lại khác biệt ở chỗ đây là một khái niệm xã hội, liên quan đến vai trò, hành vi, thái độ và giá trị được gắn với từng giới. Khác với giới tính, giới có tính linh hoạt và có thể thay đổi theo thời gian thông qua giáo dục hoặc ảnh hưởng văn hóa.
Ví dụ, phụ nữ có thể trở nên mạnh mẽ, quyết đoán và đảm nhận vai trò lãnh đạo – vốn trước đây thường gắn với nam giới. Tương tự, nam giới có thể biểu hiện những đặc điểm dịu dàng, tỉ mỉ và đảm nhiệm công việc như đầu bếp hay thư ký. Những vai trò và đặc điểm này không cố định mà thay đổi theo cách xã hội nhìn nhận và định hình.
Phân biệt Transgender với Gay, Lesbian và Bisexual
Các khái niệm này đều thuộc cộng đồng LGBTQ+, đại diện cho sự đa dạng trong bản dạng giới và xu hướng tình dục.
Để làm rõ hơn sự khác biệt, bạn có thể phân biệt theo các tiêu chí sau:
Transgender, Gay, Lesbian và Bisexual làm nên những sắc màu của LGBT
Tiêu chí |
Transgender (Người chuyển giới) |
Gay (Đồng tính nam) |
Lesbian (Đồng tính nữ) |
Bisexual (Song tính) |
Liên quan đến |
Bản dạng giới (Gender Identity) |
Xu hướng tình dục (Sexual Orientation) |
Xu hướng tình dục (Sexual Orientation) |
Xu hướng tình dục (Sexual Orientation) |
Định nghĩa chính |
Cảm nhận nội tại về giới tính không khớp với giới tính khi sinh ra. |
Nam bị hấp dẫn bởi nam |
Nữ bị hấp dẫn bởi nữ |
Bị hấp dẫn bởi cả nam và nữ |
Cảm nhận về bản dạng giới |
Có thể là nam, nữ, hoặc phi nhị nguyên (non-binary), khác với giới tính khi sinh ra. |
Đồng nhất với giới tính khi sinh ra (thường là nam). |
Đồng nhất với giới tính khi sinh ra (thường là nữ). |
Đồng nhất với giới tính khi sinh ra. |
Cảm nhận về xu hướng tình dục |
Không xác định rõ trong khái niệm này, có thể là bất kỳ (gay, straight, bisexual…). |
Nam thích nam. |
Nữ thích nữ. |
Thích cả nam lẫn nữ. |
Dấu hiệu nhận diện |
Chuyển đổi giới tính, biểu hiện giới khác với giới tính sinh học. |
Hành vi và mối quan hệ yêu đương với người cùng giới nam. |
Hành vi và mối quan hệ yêu đương với người cùng giới nữ. |
Có mối quan hệ với cả nam và nữ. |
Ví dụ cụ thể |
Một người sinh ra với giới tính nam nhưng sống với bản dạng nữ. |
Một người nam hẹn hò và yêu người nam khác. |
Một người nữ hẹn hò và yêu người nữ khác. |
Một người yêu cả nam và nữ ở các thời điểm khác nhau. |
Mối quan hệ với LGBTQ+ |
Thuộc nhóm T (Transgender) |
Thuộc nhóm G (Gay) |
Thuộc nhóm L (Lesbian) |
Thuộc nhóm B (Bisexual) |
Có thay đổi về cơ thể? |
Có thể có (như phẫu thuật chuyển giới, liệu pháp hormone). |
Không. |
Không. |
Không. |
Transgender không liên quan trực tiếp đến xu hướng tình dục, trong khi Gay, Lesbian, và Bisexual thì xoay quanh xu hướng tình dục.
Một người chuyển giới có thể thuộc các nhóm xu hướng tình dục khác nhau (ví dụ: một người chuyển giới nữ có thể là lesbian nếu họ yêu phụ nữ).
Những điều bạn cần biết về người chuyển giới
Người chuyển giới cũng giống như bất kỳ ai trong xã hội, họ có cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn được sống, cống hiến theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, cộng đồng này vẫn đối mặt với nhiều hiểu lầm và định kiến từ xã hội. Dưới đây là những điều quan trọng giúp bạn hiểu đúng hơn về họ:
Nhiều người chuyển đổi giới tính để được sống thật với chính mình
Người chuyển giới không nhất thiết yêu người cùng giới
Bản dạng giới (cảm nhận về giới tính) và xu hướng tính dục (sự hấp dẫn về tình cảm, tình dục) là hai khái niệm khác nhau. Một người chuyển giới có thể yêu người khác giới, cùng giới, hoặc cả hai. Ví dụ, một người chuyển giới nữ (từ nam thành nữ) có thể bị hấp dẫn bởi nam, nữ hoặc bất kỳ ai, tùy thuộc vào xu hướng tính dục cá nhân.
Nên xưng hô với người chuyển giới thế nào?
Người chuyển giới mong muốn được gọi bằng danh xưng và đại từ phù hợp với giới tính hiện tại của họ. Ví dụ, một người chuyển giới nam (từ nữ thành nam) muốn được gọi là “anh” hoặc “chú”. Hỏi trực tiếp cách xưng hô phù hợp là một hành động tinh tế, thể hiện sự tôn trọng.
Không nên gọi người chuyển giới bằng tên khai sinh
Việc gọi người chuyển giới bằng tên khai sinh, thay vì tên họ chọn, có thể bị coi là xúc phạm và thiếu tôn trọng. Điều này phủ nhận con người hiện tại của họ và có thể gây tổn thương sâu sắc.
Chuyển giới không liên quan đến nhu cầu tình dục
Quan niệm cho rằng người chuyển giới thay đổi giới tính để phục vụ nhu cầu tình dục là hoàn toàn sai lầm. Việc chuyển giới nhằm giúp họ hòa hợp giữa cơ thể và bản dạng giới, từ đó sống đúng với con người thật của mình.
Phẫu thuật không phải là điều kiện bắt buộc để được coi là chuyển giới
Không phải tất cả người chuyển giới đều trải qua phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục. Nhiều người sử dụng liệu pháp hormone, thuốc chặn tuổi dậy thì, hoặc các phương pháp khác như thay đổi giọng nói và cách giao tiếp để thể hiện bản dạng giới của mình. Phẫu thuật là quyết định cá nhân và không phải yếu tố duy nhất định nghĩa một người chuyển giới.
Không phải ai cũng đủ khả năng để phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn
Quan niệm sai lệch cần được xóa bỏ
Những hiểu lầm như “chuyển giới chỉ để đổi mới ngoại hình” hoặc “chỉ người đã phẫu thuật mới là người chuyển giới” không những sai lầm mà còn gây tổn thương cho cộng đồng LGBT. Chuyển giới không chỉ là hành trình về mặt thể chất mà còn là sự khẳng định bản thân, giúp họ được sống đúng với chính mình.
Hiểu và tôn trọng người chuyển giới không chỉ là cách chúng ta góp phần xây dựng một xã hội bao dung, mà còn là cách khẳng định quyền được là chính mình của mỗi con người. Hãy bắt đầu bằng những hành động nhỏ như xưng hô đúng cách và xóa bỏ những quan niệm sai lầm về họ.
Tại sao người chuyển giới bị kỳ thị?
Mặc dù bản dạng giới là điều tự nhiên, không ai có thể chọn lựa, nhưng người chuyển giới vẫn thường bị kỳ thị vì nhiều lý do. Một phần do định kiến xã hội coi việc sống khác với giới tính sinh học là “trái tự nhiên”, “bất thường” hoặc “trái luân thường đạo lý”.
Người chuyển giới dễ thu hút sự chú ý hơn người đồng tính vì sự khác biệt giữa giới tính sinh học và bản dạng giới của họ thường thể hiện rõ qua cách ăn mặc hoặc cử chỉ. Nhiều người chuyển giới chưa đủ điều kiện phẫu thuật, phải dựa vào việc thay đổi ngoại hình, như nam trang điểm thành nữ hoặc nữ ăn mặc giống nam, điều này đôi khi bị hiểu nhầm là đồng tính.
Không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với Transgender
Sự kỳ thị cũng xuất phát từ tư tưởng bảo thủ, cho rằng chuyển giới ảnh hưởng đến truyền thống gia đình, tôn giáo hoặc khả năng duy trì nòi giống. Nhiều gia đình có thái độ cực đoan, ép con cái sống theo giới tính sinh học của mình.
Ngoài ra, sự hạn chế về pháp lý và y tế đối với người chuyển giới càng khiến họ gặp khó khăn. Việc giấy tờ tùy thân không được cập nhật sau khi chuyển giới khiến họ dễ bị phân biệt đối xử, từ việc làm đến chăm sóc y tế, thậm chí trong các tình huống cần bảo vệ quyền lợi.
Hôn nhân của người chuyển giới cũng là chủ đề gây tranh cãi ở nhiều nơi, bởi tư tưởng độc tôn dị tính vẫn tồn tại, coi hôn nhân đồng giới hoặc liên quan đến người chuyển giới là “không đúng lẽ thường”.
Kết hợp những yếu tố này, người chuyển giới vẫn phải đối mặt với ánh mắt kỳ thị và thái độ không công bằng, dù đã nỗ lực sống đúng với con người thật của mình.
Những quốc gia nào chấp nhận người chuyển giới?
Đến nay có một số quốc gia sau đã thừa nhận và cho phép phẫu thuật chuyển giới gồm: Panama (1975), Hà Lan (1985), Trung Quốc (2003), Đức (1981), Ý (1982), Nhật Bản (2004), New Zealand (1995), Romania (1996), Nam Phi (2003), Tây Ban Nha (2006), Thụy Điển (1972), Thổ Nhĩ Kỳ (1988), Vương quốc Anh (2004), Lithuana, Serbia, Argentina (2012), Bồ Đào Nha (2011), Urugoay (2009), Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Hồng Kông – Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (2012) và một số bang, vùng của Úc, Canada, Mỹ.
Bộ phim hay về người chuyển giới
“The Danish Girl” (Cô gái Đan Mạch) là bộ phim nổi tiếng về họa sĩ chuyển giới đầu tiên, dựa trên câu chuyện có thật, với diễn xuất ấn tượng của Eddie Redmayne. Phim kể về Einar, người bất ngờ nhận ra bản dạng giới thực sự của mình khi hóa thân thành một cô gái để làm mẫu tranh cho vợ.
Bộ phim về người chuyển giới hay nhất không nên bỏ qua
Hành trình tìm lại chính mình của Einar không chỉ cảm động mà còn được xem là một trong những chuyện tình lạ lùng nhất thế kỷ 20. Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim sâu sắc về người chuyển giới, The Danish Girl sẽ là lựa chọn đầy cảm xúc.
Những người chuyển giới nổi tiếng tại Việt Nam
Cộng đồng LGBT Việt Nam có nhiều gương mặt chuyển giới nổi bật, không chỉ thành công trong ngành giải trí mà còn lan tỏa năng lượng tích cực, truyền cảm hứng sống thật với bản thân.
Hương Giang – Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2018
Hương Giang, tên thật Nguyễn Ngọc Hiếu, là biểu tượng sắc đẹp và tài năng của showbiz Việt. Từng gây ấn tượng tại Vietnam Idol, cô thực hiện phẫu thuật chuyển giới vào năm 2010 để sống đúng với bản thân. Năm 2018, Hương Giang đăng quang Miss International Queen, mang lại niềm tự hào lớn lao cho cộng đồng LGBT.
Lâm Khánh Chi – “Công chúa” sắc đẹp của showbiz Việt
Lâm Khánh Chi (tên cũ: Lâm Chí Khanh) sinh năm 1977, là ca sĩ nổi tiếng với ngoại hình quyến rũ và giọng hát ngọt ngào. Ở tuổi 33, cô thực hiện chuyển giới thành công tại Thái Lan, mở ra hành trình sống thật với chính mình. Hiện tại, Lâm Khánh Chi có cuộc sống viên mãn và được yêu mến bởi hình ảnh tự tin, lạc quan.
Lynk Lee – Sự tái sinh của Tô Ngọc Bảo Linh
Lynk Lee, tên thật Tô Mạnh Linh, sinh năm 1988, được biết đến là ca sĩ, nhạc sĩ, và YouTuber. Sau ca phẫu thuật chuyển giới tại Hàn Quốc vào năm 2020, Lynk Lee trở lại với vẻ ngoài nữ tính và tiếp tục sự nghiệp âm nhạc, truyền cảm hứng về sự dũng cảm và kiên định.
Hoài Sa – Hoa hậu chuyển giới tiên phong tại Việt Nam
Hoài Sa, tên thật Bùi Hải Sơn, sinh năm 1991, là hoa hậu chuyển giới Việt Nam đầu tiên, đăng quang Miss Beauty 2015. Cô từng đại diện Việt Nam thi Miss International Queen 2016 tại Thái Lan, trở thành biểu tượng tiên phong cho cộng đồng chuyển giới.
Những câu chuyện của họ là minh chứng cho lòng dũng cảm, sự kiên trì và khát vọng sống đúng với bản thân, góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội về người chuyển giới.
Hiểu về transgender không chỉ là hiểu về một khái niệm, mà còn là cách chúng ta thấu cảm và tôn trọng những người có hành trình riêng trong cuộc sống. Họ xứng đáng được đối xử bình đẳng, được yêu thương và được sống đúng với con người thật của mình. Hy vọng với bài viết từ 1Love đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về transgender và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, nhân văn hơn.
Tác giả: Hải Đình